TRUNG TÂM Y TẾ

HUYỆN HƯƠNG SƠN

ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

BỘ Y TẾ: 19009095
SỞ Y TẾ HÀ TĨNH: 0965.341.616
TTYT HƯƠNG SƠN: 0965.151.616
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM: 0948.758.789

TẤT CẢ VÌ SỨC KHỎE CỦA NHÂN DÂN

TTYT Hương Sơn tiếp nhận và phát hiện bệnh nhân Áp xe lách, ca bệnh ít gặp

09/01/2023 15:27:01

Một bệnh ít gặp, dễ chẩn đoán ở giai đoạn điển hình nhưng nếu chủ quan hậu quả rất nặng nề và nguy hiểm đến tính mạng, các thầy thuốc và người dân cần quan tâm đúng mức

      Ngày 07/01/2023 khoa Ngoại TTYT Hương Sơn tiếp nhận một bệnh nhân nữ, 63 tuổi vào khoa với lý do đau dưới sườn trái, sốt. Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp 10 năm nay. Cách vào khoa 20 ngày, người bệnh đã khám và điều tri chứng bệnh trên ở các chuyên khoa khác. Về nhà bệnh không đỡ tiếp tục đến khám. Ghi nhận khi nhập khoa người bệnh tỉnh, sốt, đau hạ sườn trái, xét nghiệm máu có Bạch cầu tăng, lệch trái, đường máu cao, Amylase bình thường, XQ phổi không thấy tràn dịch màng phổi, không xẹp phổi. Siêu âm có hình ảnh Áp xe lách, không có sỏi thận, không có hình ảnh viêm tuỵ, CT ổ dụng có hình ảnh điển hình của Áp xe lách. Khám bụng không chướng, không có cảm ứng phúc mạc, ấn vùng hạ sườn trái đau. Hiện tại người bệnh được cho nằm tại giường, dùng kháng sinh phối hợp, giải thích tình trạng bệnh và mức độ nguy hiểm cũng như hướng xử trí tiếp theo.

Một ca phẫu thuật nội soi do e kíp phẫu thuật khoa Ngoại thực hiện


     TRA CỨU Y VĂN THẾ GIỚI
     Theo Saran Lotfollahzadeh; George Mathew; Michael R. Zemaitis. Của Trường Đại học Y khoa Boston, Hoa Kỳ báo cáo ngày 3/12/2022. Thì Áp xe lách là bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm 0,2 - 0,7%. Nguyên nhân thường do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xuất phát từ viêm nội tâm mạc, nhiếm khuẩn huyết, do suy giảm miễn dịch hoặc lây lan từ ổ nhiểm khuẩn lân cận như phổi, thận, tuỵ và ổ bụng với yếu tố thuận lợi là bệnh Đái tháo đường, phình tách mạch lách, tắc mạch lách, nhồi máu lách, bệnh hồng cầu hình liêm. Bệnh chẩn đoán không khó nhờ lâm sàng bởi tam chứng sốt, đau hạ sườn trái, bạch cầu tăng và đặc biệt sự phổ biến của Siêu âm, CT, cấy máu, kháng sinh đồ đã giúp chẩn đoán và điều trị sớm. Phác đồ điều trị hiện nay là sử dụng kháng sinh, dẫn lưu ổ áp xe qua da hoặc mổ hở, cắt lách nếu không thể bảo tồn, tuy nhiên biến chứng còn nhiều và nặng nề. Theo báo cáo mới nhất của nhóm tác giả: tỷ lệ tử vong lên đến 80% đối với người suy giảm miễn dịch, 15% đối với người miễn dịch bình thường. Riêng điều trị bằng kháng sinh đơn thuần tỷ lệ tử cong có thể lên đến 50%. Tuy nhiên chẩn đoán kịp thời, điều trị đùng phác đồ, can thiệp đúng mức tỷ lệ tử vong có thể dưới 1%.

BSCK1 Từ Đăng Trường

Tin tức liên quan
...
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HƯƠNG SƠN ĐƯỢC...

Thấu hiểu được nhu cầu ngày càng cao của Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn về nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin...




...
ẤM LÒNG NHỮNG LÁ THƯ TAY CẢM ƠN Y...

Một trong những niềm hạnh phúc vô cùng quý giá của nghề y chính là những lá thư, lời cảm ơn, động viên, chia sẻ mà người...


...
CHÀO CỜ - GIAO BAN THÁNG 11 NĂM...

Chiều ngày 04/11/2024 TTYT huyện Hương Sơn đã tổ chức buổi "Chào cờ - Giao ban" tháng 11 năm 2024; chúc mừng các đồng...



...
HỌP HỘI ĐỒNG NGƯỜI BỆNH CẤP BỆNH...

Họp Hội đồng người bệnh (HĐNB) là một trong những hoạt động hiệu quả để phát huy quyền làm chủ của người bệnh trong việc...



...
Đại hội điểm Chi bộ Ngoại – Sản,...

Ngày 10/10/2024, Chi bộ Ngoại – Sản thuộc Đảng bộ Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ VI,...


...
CHÀO CỜ - GIAO BAN THÁNG 10 NĂM...

Chiều ngày 01/10/2024 TTYT huyện Hương Sơn đã tổ chức buổi "Chào cờ - Giao ban" tháng 10 năm 2024; gặp mặt chia tay...



  • TTYT huyện Hương Sơn
  • Tổ dân phố 2, Thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh
  • Điện thoại: 02393 875 446
  • Email: [email protected]
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: 432176
  • Số lượt truy cập hôm qua: 667
  • Đang online: 10

© 2020 Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn