TRUNG TÂM Y TẾ

HUYỆN HƯƠNG SƠN

ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

BỘ Y TẾ: 19009095
SỞ Y TẾ HÀ TĨNH: 0965.341.616
TTYT HƯƠNG SƠN: 0965.151.616
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM: 0948.758.789

TẤT CẢ VÌ SỨC KHỎE CỦA NHÂN DÂN

Khoa Bệnh Nhiệt đới TTYT Hương Sơn điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân sau khi điều trị 15 ngày không đúng phác đồ tại phòng khám tư nhân

05/10/2023 16:00:51

Ngày 04/10/2023 tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Y tế huyện đã phát hiện và điều trị một số ca sốt mò sau khi bệnh nhân đã điều trị tại phòng khám tư nhân trên địa bàn nhưng không phát hiện ra bệnh dẫn đến sốt kéo dài, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời.

    Theo bệnh nhân Trần Thị H xã Sơn Ninh kể lại: trước lúc vào viện hơn 2 tuần ở nhà có các biểu hiện sốt dai dẳng, khó hạ sốt và đã đến khám tại phòng khám tư trên địa bàn thị trấn Phố Châu, tại đây đã được khám, kê đơn điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm và được giới thiệu đi bệnh viện Ung bướu để chọc hút tìm nguyên nhân bệnh. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm từ bệnh viện ung bướu nhưng bệnh không thuyên giảm, càng ngày càng nặng nên đã đến khám tại TTYT huyện Hương Sơn. Sau khi vào khám và thực hiện các xét nghiệm cơ bản và chẩn đoán là bệnh sốt mò và điều trị bằng thuốc đặc hiệu thì sau 3 ngày các triệu chứng đã thuyên giảm hẳn.

Để giảm chi phí cho người bệnh, đặc biệt là hạn chế các biến chứng do bệnh gây ra. Người dân cần quan tâm đến các triệu chứng của sốt mò như:

  • Thời gian ủ bệnh của sốt mò kéo dài từ 6 ngày đến 21 ngày (trung bình từ 9 đến 12 ngày).
  • Người bệnh thường sốt cao đột ngột; người bệnh sốt cao liên tục, có thể kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người.
  • Biểu hiện da và niêm mạc: Da xung huyết, có thể phù nhẹ dưới da vùng mặt và mu chân; xung huyết kết mạc mắt.
  • Vết loét ngoài da: là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh sốt mò; vết loét có hình bầu dục, kích thước từ 0,5-2 cm, có vẩy đen hoặc đã bong vẩy tạo thành vết loét có gờ, không tiết dịch; các vết loét thường không đau, khu trú ở những vùng da mềm như nách, ngực, cổ, bẹn, bụng, v.v...
  • Ban ngoài da: ban thường xuất hiện vào cuối tuần thứ nhất của bệnh, có dạng dát sẩn, phân bổ chủ yếu ở thân, có thể ở cả chân tay; có thể gặp ban xuất huyết.
  • Sưng hạch lympho: người bệnh thường có hạch sưng tại chỗ vết loét và hạch toàn thân; hạch có kích thước 1,5- 2cm, mềm, không đau, di dộng bình thường.
  • Gan to, lách to: có thể gặp ở khoảng 40% số người bệnh sốt mò. Một số trường hợp có thể có vàng da.
  • Tổn thương phổi: người bệnh thường có triệu chứng ho; nghe phổi có thể có rales; một số người bệnh có biểu hiện tràn dịch màng phổi; những trường hợp sốt mò nặng có thể có khó thở, suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong.
  • Tổn thương tim mạch: người bệnh sốt mò thường có tình trạng huyết áp hạ; viêm cơ tim gặp ở một số trường hợp.
  • Viêm màng não, viêm não gặp ở một số ít các trường hợp. Người bệnh có đau đầu, có thể có rối loạn ý thức. Nếu không được điều trị kháng sinh thích hợp, người bệnh sốt mò có thể tiến triển nặng dẫn tới biến chứng hô hấp và tim mạch gây tử vong. Các trường hợp nhẹ và vừa có thể bị sốt kéo dài 3 - 4 tuần, sau đó người bệnh hết sốt nhưng những triệu chứng mệt mỏi có thể còn kéo dài trong thời gian một vài tuần.

Khi có biểu hiện sốt, nghi ngờ sốt mò, người bệnh nên đến ngay Trung tâm Y tế huyện để được khám và chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời. Tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Chú trọng thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

- Tuyền truyền giáo dục sức khỏe.

- Vệ sinh phòng bệnh

+ Tránh ngồi nằm phơi quần áo đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây; khi đi phát nương làm rẫy, hành quân dã ngoại, trinh sát vào rừng cần mang giầy và tất, chít ống quần.

+ Tối ưu tẩm quần áo bằng thuốc diệt mò (permethrine và benzyl benzoat) hoặc xoa chân tay cổ thuốc sua mò (diethyltoluamid, DEET).

- Diệt mò ở môi trường: phun tồn lưu vào đất ẩm, bờ bụi cây cỏ cao dưới 20 cm quanh nhà nơi dâm mát thuốc diazinon, fenthion, malathion, lindane, dieldrin, chlordan.

- Diệt chuột theo mùa, chú ý rắc thuốc diệt mò trước.

- Phát quang thảm thực vật quanh nhà chọn lọc các đám thực vật có nhiều ấu trùng mò (đảo mò).

Giang Đinh

Tin tức liên quan
...
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HƯƠNG SƠN ĐƯỢC...

Thấu hiểu được nhu cầu ngày càng cao của Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn về nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin...




...
ẤM LÒNG NHỮNG LÁ THƯ TAY CẢM ƠN Y...

Một trong những niềm hạnh phúc vô cùng quý giá của nghề y chính là những lá thư, lời cảm ơn, động viên, chia sẻ mà người...


...
CHÀO CỜ - GIAO BAN THÁNG 11 NĂM...

Chiều ngày 04/11/2024 TTYT huyện Hương Sơn đã tổ chức buổi "Chào cờ - Giao ban" tháng 11 năm 2024; chúc mừng các đồng...



...
HỌP HỘI ĐỒNG NGƯỜI BỆNH CẤP BỆNH...

Họp Hội đồng người bệnh (HĐNB) là một trong những hoạt động hiệu quả để phát huy quyền làm chủ của người bệnh trong việc...



...
Đại hội điểm Chi bộ Ngoại – Sản,...

Ngày 10/10/2024, Chi bộ Ngoại – Sản thuộc Đảng bộ Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ VI,...


...
CHÀO CỜ - GIAO BAN THÁNG 10 NĂM...

Chiều ngày 01/10/2024 TTYT huyện Hương Sơn đã tổ chức buổi "Chào cờ - Giao ban" tháng 10 năm 2024; gặp mặt chia tay...



  • TTYT huyện Hương Sơn
  • Tổ dân phố 2, Thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh
  • Điện thoại: 02393 875 446
  • Email: [email protected]
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: 435827
  • Số lượt truy cập hôm qua: 300
  • Đang online: 11

© 2020 Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn